Nguyễn Nhân Trí -
- Tôn Giáo
- Sự Chết và Con Người
- Thuyết Tiến Hóa
ẢO VỌNG và GÔNG CÙM CÙM
Tóm Lược về Tôn Giáo
Tóm Lược về Tôn Giáo
-
Tín ngưỡng và tôn giáo phát xuất từ nhu cầu cần phải trấn an các nỗi sợ hãi, xoa dịu những mất mát đau khổ và cung cấp hy vọng trong đời sống của con người ở những xã hội sơ khai.
-
Tuy kiến thức và điều kiện sinh sống ngày nay nói chung của con người đã tiến bộ vượt bực, các nhu cầu nầy vẫn còn cần thiết và vẫn có sức quyến rũ mãnh liệt.
-
Không có gì thiêng liêng hay huyền bí về nguồn gốc và sự thành hình của tín ngưỡng và tôn giáo. Tuy vậy, con người có khuynh hướng dễ bị lôi cuốn bởi những gì bí ẩn và siêu nhiên.
-
Vì những yếu tốtrên, tín ngưỡng và tôn giáo vẫn sống còn và thịnh hành hơn bao giờ cả.
-
Tuy có những tác dụng ích lợi vừa kể, tôn giáo tín ngưỡng cũng có những hậu quả phụ với ảnh hưởng tai hại to lớn cho xã hội và con người.
-
Nền tảng của tôn giáo tín ngưỡng nói chung dựa trên mê tín dị đoan, có nghĩa là những sự kiện vô căn cứ, không thể kiểm chứng hay xác định khách quan trong thực tế. Tôn giáo cũng là một công cụ tẩy não, kiểm soát, kềm chế và đàn áp hữu hiệu nhất của nhân loại.
-
Tuy vậy tôi không có ý định muốn bài trừ, dẹp bỏ tôn giáo vì tôi cho rằng không bao giờ tín ngưỡng và tôn giáo có thể bị tiêu diệt cả. Không những thế, tôi không chủ trương tiêu diệt tín ngưỡng và tôn giáo.
-
Tôi cũng không có ý định thuyết phục tín đồ từ bỏ tôn giáo của họ.
-
Tôi chỉ thấy một sự cần thiết để trình bày về bản chất thật sự của tín ngưỡng và tôn giáo. Đó là vì tín ngưỡng và tôn giáo ảnh hưởng trực tiếp đến an sinh của mọi người trong xã hội.
-
Khái niệm “đức tin” được dùng trong tôn giáo để giải thích những tín điều không thể giải thích hay chứng minh được bởi lý luận hay kiến thức khoa học.
-
Theo tôi thì đức tin của một người chỉ là quan niệm tâm linh cá nhân của riêng người ấy. Không ai do đó nên áp đặt đức tin của một cá nhân, hay của một tôn giáo, vào đời sống của người khác.
-
Tôi cũng cho rằngđức tin của một người, hay của một tôn giáo, không có ưu quyền “bất khả xâm phạm”. Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng không có nghĩa là không thể chỉ trích những điều huyễn hoặc và tệ hại trong tôn giáo.
-
Đức tin, cũng nhưtôn giáo, của một người không phải chỉ là một vấn đề riêng tư của riêng họ mà thôi. Do đó không cần thiết phải luôn luôn tôn trọng niềm tin của người khác nếu niềm tin nầy mang đến các tai hại cho xã hội.
-
Trong lãnh vực tâm linh, cũng như mọi lãnh vực khác trong đời sống, một người cần phải đóng vai trò “khán giả” lẫn “giám khảo”. Tôi không chấp nhận những điều mê tín huyễn hoặc. Tôi dựa vào các tiêu chuẩn lý luận bình thường trong đời sống hằng ngàyđể chất vấn, phê phán về tín ngưỡng và tôn giáo.
-
Những người phê bình, chỉ trích tôn giáo thường chịu đựng nhiều sự kỳ thị và bất lợi. Chỉ trích tôn giáo, nhất là Thiên Chúa giáo, thường bị xem là đồng nghĩa với “làm việc cho Việt Cộng”.
-
Có nhiều định nghĩa khác nhau của từ “vô thần”. Người Việt Nam đặc biệt có định kiến xấu về từ“vô thần”.
-
Tôi là một người phi tôn giáo, phi tín ngưỡng. Có thể nói rằng tôi là một người vô thần theo định nghĩa “tôi không thấy có bằng chứng gì làm cho tôi tin vào sự hiện hữu của thượng đế hay thần linh”.
-
Vô thần không phải là một tôn giáo hay một tổ chức. Một người vô thần có thể có những cảm nghĩtâm linh của họ. Một người vô tôn giáo có những tự do và sức mạnh tâm linh mà một tín đồ không có.
-
Có người cho rằng tôn giáo là nền tảng của đạo đức, nhất là tôn giáo của họ.Tôi thì cho rằng:
-
Đạo đức là một sản phẩm của quá trình tiến hóa tự nhiên của con người.
-
Đạo đức không phải là một sản phẩm của tôn giáo.
-
Đạo đức hiện hữu không cần sự có mặt của tôn giáo.
-
Các tôn giáo chỉ thu dụng một số những tiêu chuẩn đạo đứcđã sẵn có vào hệ thống tín ngưỡng của họ. Cho rằng “nhờ tôn giáo mới có đạođức” là tiếm đoạt sự thành công trong lãnh vực đạo đức của quá trình tiến hóa tự nhiên.
-
-
Tôi công nhận rằng tôn giáo góp phần không nhỏ trong việc phổ biến và duy trì một số tiêu chuẩn đạo đức.
-
Sản phẩm và mục tiêu chính của tôn giáo thật ra không phải là đạo đức mà là những hứa hẹn đem lại sự an ổn tâm linh khi con người đối đầu với những câu hỏi không thể trả lờiđược về lãnh vực siêu hình, thí dụ như "chuyện gì sẽ xảy ra sau khi chết?"
-
Tôi cũng cho rằng:
-
Những an ổn tâm linh kể trên chỉ là tạm bợ và giả tạo.
-
Những gì một tôn giáo cho là “đạo đức” không nhất thiết có giá trị tuyệt đối trong không gian và thời gian.
-
Không phải tôn giáo nào cũng hướng thiện và có những đạo đức của tôn giáo không phải là đạo đức chân chính.
-
-
Tín đồ thường dùng nhiều phương cách lý luận để bênh vực cho giá trị tâm linh và bản chất đạođức của tôn giáo, tuy vậy tôi cho rằng những lý luận đó thường đều là ngụy biện (fallacies).
-
Tôn giáo nào cũng có những tín đồ cực đoan và cuồng tín. Tuy vậy, phần đông các tín đồ của mỗi tôn giáo đều nằm trong một thành phần tôi gọi là “trung hòa”.
-
Tín đồ “trung hòa” thật ra thường chỉ là những người “pha loãng” và biến cải một số tín điều trong tôn giáo họ mà chính họ cũng không chấp nhận để làm chúng thích hợp hơn với quan điểm của mình.
-
Khuyết điểm và tai hại lớn nhất của cương vị “trung hòa” trong tôn giáo là việc gián tiếp dung dưỡng và bảo tồn các ảnh hưởng xấu của tôn giáo lên xã hội và con người.
Thiên Chúa Giáo
Hồi Giáo