top of page
SỰ CHẾT và CON NGƯỜI
 
SỰ MƠ HỒ CỦA BIÊN GIỚI GIỮA “SỐNG” VÀ “CHẾT”

 

 

Bài nầy chú trọng đến thân xác vật chất của con người, và mọi sinh vật khác. Chủ đích của phần nầy là để chúng ta có dịp khảo sát những gì được xem là “sống” và “chết” từ một khía cạnh khác hơn cách nhìn thông thường.

 

Các đề tài trong bài nầy:

 

- Những ngộ nhận giữa “sống” và “chết”.

 

- Nhiều phương cách chẩn định chết khác nhau.

 

- Không có một phương cách chẩn định nào hoàn hảo cả.

 

- Định nghĩa y khoa của “Chết”.

 

- Sự tương đối và tính “từng phần” của sự chết theo định nghĩa y khoa.

 

- Vùng biên giới giữa “Sống” và “Chết” ở môi trường vi mô.

 

- Sự bất tử, tình dục và sự chết trong quá trình tiến hóa của chủng loại.

 

- Khái niệm của một cá thể và vạn vật chung quanh nó.

 

- Sự chết luôn luôn hiện diện song song và cần thiết cho sự sống.

 

Những dữ kiện trình bày trong bài nầy, như sẽ thấy, dựa trên kiến thức sinh vật lý học đã được kiểm nghiệm và công nhận rộng rãi. Do đó hầu như không có gì cần tranh cãi về chúng cả.

 

Liên quan mật thiết với, và theo sau, bài nầy là bài SỰ SỐNG SAU KHI CHẾT

 

 

 

Những Ngộ Nhận giữa “Sống”và “Chết”

 

Năm 1973, một người tên là Samuel Moore ở Oakland, California bị bắn vào đầu và được bác sĩ tuyên bố là đã chết. Trái tim của ông, vẫn còn đập mạnh, được lấy ra và dùng ngay sau đó trong một cuộc giải phẩu thay tim cho một bệnh nhân khác.

 

Thủ phạm bắn ông bị bắt và ra tòa xử một vài tháng sau đó về tội sát nhân. Tuy nhiên, luật sư của người nầy phản đối cho rằng thân chủ của ông chỉ có tội “hành hung với võ khí nguy hiểm” chớ không có tội “sát nhân”. Theo luật sư nầy thì thân chủ ông không hề làm cho nạn nhân chết, vì nếu đã chết thì tại sao trái timcủa ông ta vẫn còn đập và vẫn còn đang đập (mặc dầu trong lồng ngực của một người khác).

 

Lý luận nầy đã gây bối rối không ít trong quá trình truy tố. Tuy nhiên, may mắn thay (cho công tố viện) là bệnh nhân được thay tim đã ngã ra chết không lâu sau đó nên lý luận bào chữa trên trở thành không còn chính đáng nữa.

 

Thí dụ ở trên cho thấy định nghĩa “chết” trong phương diện y khoa, và pháp lý, có nhiều khi không rõ ràng và rất thiếu sót.

 

Trong câu chuyện tình nổi tiếng Romeo và Juliet của Shakespeare, Juliet vì không muốn bị gã cưới cho người nàng không yêu nên uống thuốc giả chết; Romeo vì không biết mưu kế nầy nên khi đến nhìn thấy Juliet nằm đó (với các triệu chứng của một tử thi) tưởng lầm là nàng đã chết thật nên tự vận chết theo. Sự lầm lẫn nầy thật ra rất thường xuyên, và xảy ra cho cả những chuyên viên y khoa nhiều kinh nghiệm.

 

Năm 1374, thi sĩ Ý Francesco Petrarch đã được xác nhận chết 24 tiếng đồng hồ. Theo luật lệ địa phương, người ta phải chờ thêm 4 tiếng nữa mới có thể mai táng. Trong thời gian nầy, một sự thay đổi thời tiết và nhiệt độ bất thường xảy ra làm ông bừng tỉnh ngồi dậy và than phiền người quản gia đã mở cửa để gió lạnh quá.Ông tiếp tục sống thêm hơn 30 năm nữa để sáng tác nhiều thi phẩm tuyệt tác để lại cho nền văn chương Ý.

 

Năm 1896, giám mục Chính Thống Giáo Hy Lạp Nicephorus Glycas đã được xác nhận chết nhưng hai ngày sau ngay trong tang lễ của ông ở giữa nhà thờ Chính Tòa đã làm mọi người kinh hoảngkhi ông ngồi bật dậy cằn nhằn tại sao các tín đồ lại xúm nhau trố mắt nhìn ông một cách vô lễ như vậy.

 

Năm 1964 trong buổi khám nghiệm tử thi ở nhà xác New York, khi một “tử thi” bị cứa dao mỗ vào bụng đã ngồi bật dậy và chụp cổ người bác sĩ đang giải phẩu. Bác sĩ nầy vì hoảng sợ bất ngờ nên đã đứng tim chết tại chỗ. “Tử thi” trên bàn mỗ trong khi đó đã dần dần hoàn phục và sống thêm nhiều năm nữa.

 

Và rất nhiều câu chuyện tương tự xảy ra khắp nơi cho ngay đến ngày hôm nay.

 

 

Nhiều Phương Cách Chẩn Định Khác Nhau

 

Những câu chuyện trên xảy ra là vì từ xưa đến nay sự chết được xác định bằng nhiều cách khác nhau. 

 

Cách đây vài trăm năm ở Âu Châu, người ta chỉ dùng các dấu hiệu giản dị bên ngoài để xác định một người còn đang sống hay đã chết. Khi trong gia đình có người bệnh được xem là vừa chết thì một tu sĩ được mời đến để kiểm chứng. Người tu sĩ nầy dùng một tấm gương kề vào mũi của bệnh nhân và nếu tấm gương không bị hơi thở làm mờ đi thì người nầy sẽ được xác nhận và tuyên bố là đã thật sự chết. Đến thế kỷ thứ 18 thì người ta tiến bộ hơn và dùng nhịp tim để xác định một người còn sống hay đã chết.

 

Dần dần người ta nhận ra rằng ngay cả khi dùng hơi thở và nhịp tim thì có nhiều trường hợp ngay cả các y sĩ chuyên môn vẫn bị lầm lẫn. Như đã nói, có nhiều trường hợp bệnh nhân tuy đã được xác nhận là đã chết nhưng vẫn “hồi sinh” sau đó.

 

Trong những thế kỷ 18-19 ở Âu Châu, đặc biệt là Anh Quốc có hiện tượng ăn cắp xác chết từ những ngôi mộ vừa mới chôn. Đó là vì trong thời kỳ nầy ngành y khoa đang phát triển mạnh mẽ về mặt giải phẩu cơ thể con người. Vì không có đủ tử thi để mổ xẻ khám nghiệm với mục đích tìm tòi học hỏi nên một số bệnh viện, đại học y khoa đã ngầm mua tử thi qua các nguồn cung cấp bất hợp pháp.  Điều nầy dẫn đến việc nhiều ngôi mộ vừa mới chôn bị lén đào lên để lấy tử thi đem bán. Năm 1824, một người tên John Macintyre sau khi được xác nhận chết và chôn trong nghĩa địa của giáo đường địa phương đã bừng tỉnh dậy mấy hôm sau trên bàn mổ của một trường y khoa ở Luân Đôn khi bác sĩ bắt đầu cứa dao vào “tử thi” của ông. Vụ nầy dẫn đến một cuộc điều tra lớn. Nhiều nghĩa trang trong thời kỳ nầy có lính canh gác ngày đêm và nhiều ngôi mộ mới chôn được gia đình bao phủ bởi các khung sắt kiên cố để tránh bị đào trộm.

 

 

Những trường hợp “hồi sinh” trên xảy ra thường xuyên đủ để người ta đã phải cố tìm các giải pháp đặc biệt để đối phó.

Có những nhà xác bố trí một phòng “chờ đợi” nơi người ta để các tử thi mới nhập vào nằm tạm một thời gian trước khi được xem là đã chết thật sự. Trong nhà xác thành phố Munich ở thế kỷ trước, các tử thi được sắp nằm kế nhau trên một băng dài với một sợi dây nhỏ cột vào người dẫn đến một cái chuông gắn trong phòng trực. Tài liệu ghi rằng đã có không ít lần cái chuông nầy đã được rung lên báo động cho người trực biết rằng có một “tử thi” nào đó đã sống lại.

 

Năm 1856, người ta nghe tiếng động từ dưới ngôi mộ của một người đàn ông vừa mới chôn. Tuy nhiên vì phải chờ đợi sự cho phép của linh mục và cảnh sát quá lâu nên khi đào lên đượcthì người nầy đã chết vì ngộp thở. Khi nhìn các dấu vết cào cấu trong quan tài người ta mới thấy rằng người nầy đã sống lại và cố vùng vẫy trong tuyệt vọng một thời gian trước khi chết thật sự vì thiếu không khí.

 

Năm 1893, một người đàn bà có thai khá lớn được chẩn định là đã chết và được mai táng. Có người nghe tiếng động phát ra từ ngôi mộ mới chôn của bà nên người ta quyết định khai quật lên để xem việc gì xảy ra. Người ta thấy rằng bà nầy cũng đã tỉnh dậy trong quan tài của mình và trong khi cố sức giãy giụatìm cách thoát thân đã sinh ra đứa con từ trong bụng. Y sĩ khám nghiệm cho thấy đứa con nầy đã sống được một thời gian ngắn trước khi cả mẹ lẫn con đều chết ngộp trong quan tài.

Năm 1897, Bá Tước Nga Karnice Karnicki đã chế ra một loại quan tài “an toàn”. Quan tài nầy, sau khi được mai táng, có gắn một ống nhỏ dẫn lên và nối vào một cái hộp nằm trên mặt đất. Hộp nầy không thể mở được từ bên ngoài nhưng người nằm trong quan tài tuy đang bị chôn dưới đất vẫn có thể giật một sợi dây để mở nắp hộp ra. Khi nắp hộp nầy mở ra, không khí có thể lùa vào trong quan tài để họ thở được. Đồng thời sẽ có một cây cờ bật lên trên nắp hộp cùng với đèn chớp tắt và chuông báo động cho người bên ngoài biết rằng người nằm dưới mồ vẫn còn sống. 

 

Có nhiều phương pháp khác, ngoài khám hơi thở và nhịp tim, đã được dùng để xác nhận một người đã chết hay chưa, nhất là trong các trường hợp khó chẩn định. Bác sĩ Icard ở Marseilles dùng một dung dịch flourescine để chích vào tròng mắt; nếu người bệnh còn sống thì tròng mắt họ sẽ chuyển qua một màu xanh tạm thời, nếu họ đã chết thì không có gì xảy ra. Ở Mỹ, người ta dùng atropine cũng để chích vào mắt; chất nầy làm đồng tử của một người còn sống lập tức mở rộng ra và không có tác dụng gì với người đã chết. Ở Anh, từ năm 1970 người ta bắt đầu dùng các dụng cụ đo được những tín hiệu điện nhỏ nhất trong cơ thịt tim để chẩn định một người đã chết hay chưa.

Không có Một Cách Chẩn Định nào Hoàn Hảo cả

 

Vấn đề là tất cả những phương pháp chẩn định, mặc dù rất hiệu quả đi nữa, đều có một yếu điểm chung. Đó là vì khi không nhận thấy một dấu hiệu sống nào cả trong một thân thể vẫn không có nghĩa là hoàn toàn không còn có sự sống.

Chẩn định sự chết dựa vào hơi thở là một phương pháp được ghi chép trong sách dạy y khoaở vài thế kỷ trước. Định nghĩa sự chết theo cách nầy có nhiều lỗ hổng lớn. Có những thiền sư Zen và hành giả Yoga có thể hạ mức độ tiêu thụ ô-xy của họ xuống thấp khoảng 20% lượng ô-xy cần dùng thông thường. Vì nhiều bộ phận trong cơ thể có tự dự trữ đôi ít ô-xy bên trong chúng nên có thể vẫn hoạt động hay phục hồi sau khi sự hô hấp đã ngừng lại khá lâu. Trong lịch sử y khoa có rất nhiều trường hợp bệnh nhân được chẩn định đã chết theo tiêu chuẩn nầy vẫn sống lại được và có khi bình phục hoàn toàn.

Cách chẩn định sự chết dựa vào nhịp tim đập cũng có nhiều lỗ hổng. Tương tự, nhiều hành giả yoga có thể luyện tập để giảm nhịp tim đập của họ xuống chậmhẳn lại. Ở bệnh viện New Delhi đã ghi nhận trường hợp một người có thể tự làm cho tim của họ ngưng lại 12 phút. Trong nhiều cuộc giải phẩu tim ngày nay, trái tim của người bệnh có thể được bác sĩ làm cho ngừng đập hoàn toàn cả giờ đồng hồ trước khi cho phép nó đập lại khi cuộc giải phẩu hoàn tất.

 

Có trường phái y học đã dạy rằng nhiệt độ cơ thể thấp bất thường là một dấu hiệu chắc chắn người đó đã chết. Vấn đề thứ nhất là chúng ta không thể định nghĩa nhiệt độ cơ thể bao nhiêu là “bình thường” nên do đó không thể khẳng định được bao nhiêu là “bất thường”. Nhiệt độ “trung bình” thường được cho là 37 độ Celcius nhưng nhiệt độ cơ thể một người thường thấp hơn khi họ vừa thức dậy và cao hơn khi họ đi ngủ. Trẻ sơ sinh có nhiệt độ trung bình cao hơn và người già có nhiệt độ thấp hơn thanh niên trong khi phụ nữ thường nóng hơn khoảng một độ Celcius trong thời gian rụng trứng. Vấn đề khác nữa là khi một người chết đột ngột, thí dụ như vì bị sét đánh hay nội thương, thì nhiệt độ trong cơ thể của họ sẽ không thay đổi lắm cho đến vài tiếng đồng hồ sau. Trong khi đó, một người lúc bị lên suyển nặng tuy vẫn còn sống nhưng nhiệt độ cơ thể họ có thể sụt hẳn xuống không khác nhiệt độ một xác chết. Nhiệt độ trong những người vừa chết do bệnh kiết lỵ, bệnh phong đòn gánh, bệnh sởi sẽ gia tăng đột ngột. Khi một tử thi bắt đầu sình thối thì các phản ứng hóa học trong nội tạng của họ phát xuất ra nhiều nhiệt lượng và có thể làm cho nhiệt độ toàn thân họ tăng lên trở lại giống như nhiệt độ của một người còn sống.

 

Phương pháp dùng đèn rọi vào tròng mắt để chẩn định sự chết cũng không có gì chắc chắn cả. Đó là vì cơ thịt của đồng tử trong mắt, cũng như nhiều cơ thịt khác trong cơ thể, vẫn còn có thể co thắt khi phản ứng với những kích động từ bên ngoài vài giờ đồng hồ sau khi một người đã được xem là chết rồi.

 

Khi một người đã chết thì máu trong người họ vì không còn được sức đập của trái tim làm cho lưu thông nữa nên sẽ dần dần đông đặc lại sau vài giờ đồng hồ. Sự kiện nầy dẫn đến phương pháp chẩn định dùng kim đâm vàodưới da để thử xem máu còn chảy hay không. Tuy vậy, phương pháp nầy cũng không chính xác. Khi một người còn sống, máu trong người họ không đông đặc được là nhờ một hóa chất bài tiết ra từ những tế bào đặc biệt nằm dọc theo vách bên trong các gân máu. Khi một người đã chết, các tế bào nầy vẫn có thể tiếp tục bài tiết hóa chất trên qua một thời gian khá lâu. Do đó ngay cả sau khi máu trong một tử thi đã đông đặc nhưng đến vài ngày sau nó vẫn có thể chảy lỏng trở lại.

 

Vào cuối thế kỷ mười chín ở Anh Quốc có khoảng hơn 600 ngàn người mỗi năm đã được xem là chết mà không hề được khảo nghiệm gì cả. Với kiến thức khoa học ngày nay, khi nhìn lại lịch sử y khoa người ta phỏng định rằng có khoảng gần 3 ngàn người trong số nầy (mỗi năm) trong thời kỳ đó đã bị mai táng khi họ vẫn còn sống.

 

Trong những thời kỳ chiến tranh hay bệnh dịch hoành hành, khi hàng ngàn người chết đồng loạt cần phải được giải quyết càng nhanh chóng càng tốt thì con số người bị chôn sống dưới dạng nầy chắc chắn không nhỏ. Trong quá khứ khi kiến thức y khoa còn non kém thì sự lầm lẫn trong việc xác định người chết là một điều thường xuyên không thể tránh được.

Ngày nay, ngay cả tại các nước tân tiến nhất nơi có đầy đủ phương tiện y tế, việc nầy vẫn xảy ra. Năm 1963 chẳng hạn, Elsie Waring 35 tuổi ngả quỵ tại nhà và được xác định đã chết bởi 3 bác sĩ nhiều kinh nghiệm ở bệnh viện Willesden General Hospital của Luân Đôn. Tuy nhiên bà đã sống lại 10 tiếng đồng hồ sau đó trong khi người ta đang khiêng bà bỏ vào quan tài.Và chỉ gần google “coming back from death” chẳng hạn thì sẽ thấy rất nhiều trường hợptương tự. Thí dụ như trong website http://www.oddee.com/item_98718.aspx có nói về 10 người đã sống lại sau khi đã được tuyên bố chết. (Dĩ nhiên là không phải bất cứ điều gì đăng trên internet đều đáng được tin cậy ngang nhau, nhưng trong vấn đề nầy thường chỉ cần dùng một chút phân tích và suy luận thì chúng ta có thể gạn bỏ ra những câu chuyện không đáng để ý đến)

 

Nếu muốn hiểu rõ hơn một chút tại sao những ngộ nhận trầm trọng nầy vẫn có thể xảy ra ngày nay với các bác sĩ chuyên khoa, các chuyên viên mai táng đã được huấn luyện chặt chẽ, v.v. chúng ta có thể cần phải nhìn vào định nghĩa của sự chết là gì bằng con mắt khách quan của một nhà sinh vật học.

Định Nghĩa Y Khoa của “Chết”

 

Một số nhà sinh vật học định nghĩa sự chết là “sự vắng mặt của sự sống”. Đây là một định nghĩa tuy chính xác nhất nhưng đồng thời không có giá trị thực dụng lắm. Thật ra có thể nói là với sự hiểu biết của khoa học hiện đại, biên giới giữa sự sống và chết đã trở thành mơ hồ đến độ rất khó phân biệt được. 

Với kỹ thuật y học ngày nay, người ta có những dụng cụ có thể đo được các dấu hiệu sống nhỏ nhất trong cơ thể con người. Kỹ thuật y khoa ngày nay cũng có thể “cải tử hoàn sinh” trong nhiều trường hợp. Từ đầu thập niên 1960 đã có những dụng cụ có thể giữ cho trái tim của một bệnh nhân tiếp tục đập trường kỳ mặc dù các cơ quan trọng yếu khác trong cơ thể họ đã ngưng hoạt động hẵn. Nhiều chuyên gia y khoa cho rằng nếu một bệnh nhân sẽ không bao giờ tỉnh táo lại cả vì bộ não của họ đã hoàn toàn chết và chỉ còn hơi thở hoặc trái tim đang đập qua sự hỗ trợ của máy móc thì không thể nào cho rằng họ vẫn còn sống. Vì lý do nầy, năm 1968 trường Y Khoa Havard đưa ra một định nghĩa “chết” mới, đó là khi não bộ đã bị hư hũy không cứu chữa được, họ gọi đây là trường hợp “não chết” (“brain dead”). Định 

nghĩa nầy đã trở thành tiêu chuẩn y khoa, và pháp lý, thông dụng ngày nay để chẩn định và tuyên bố một người đã chết hay chưa.

 

Dùng định nghĩa “não chết” để xác định sự chết của một người nhiều khi gặp không ít khó khăn. Thân nhân của người bệnh thường khó chấp nhận được rằng người nầy đã chết khi mà rõ ràng thân thể họ vẫn còn ấm và lồng ngực họ vẫn còn thoi thóp thở mặc dù là với sự hỗ trợ của máy móc. Và dùng định nghĩa “não chết” để chẩn định sự chết của một người cũng không phải là một phương cách hoàn hảo, nó chỉ có thể đẩy cái biên giới giữa sống và chết theo sự hiểu biết của y khoa xa đi thêm một đoạn nữa mà thôi.

 

Trong việc xác định việc chết sống, vấn đề thường được tranh cãi là “bộ phận nào, chức năng nào, thành phần nào trong cơ thể của một người cần phải chết rồi trước khi người đó được công nhận chính thứclà đã chết?” Hay nói một cách khác, “một người được công nhận là còn sống khi bộ phận nào, chức năng nào, thành phần nào trong cơ thể của họ vẫn còn sự sống?”

 

Kỹ thuật y khoa ngày nay xác nhận rằng ngay cả khi một người được chẩn định là đã chết(nghĩa là khi tất cả dấu hiệu sống bên ngoài của họ như là khả năng nhận biết, phản xạ của cơ bắp, hơi thở, nhịp tim đập, v.v. đã chấm dứt), toàn bộ cơ thể của họ thường chưa hẵn đã chết tất cả. Có những cơ quan trong nội tạng của họ vẫn còn làm việc, có những quá trình trao đổi năng lượng qua sự bài tiết, tiêu hóa, v.v. vẫn còn đang tiếp diễn. Có vô số tế bào trong cơ thể họ vẫn còn hoạt động vì chúng vẫn còn nguyên liệu dự trữ và vì sự vận hành hàng ngày của chúng hầu như độc lập với những cơ quan khác trong thân thể. Do đó trên lý thuyết, trước khi bộ não bị hư hại hoàn toàn không cứu vãn được thì một người bệnh nầy vẫn có thể được cấp cứu làm cho sống lại.

 

Bộ não là một bộ phận trong cơ thể sử dụng nhiều ô-xy nhất nhưng lại dự trữ ít ô-xy nhất. Bộ não thường có thể chịu đựng được khoảng 5 hay 6 phút không có ô-xy mà vẫn có thể hồi phục lại. Sau thời gian nầy thì bộ não sẽ bắt đầu chết dần đi từng phần cho đến khi toàn bộ ngưng hoạt động hẵn. Trong khi đó các bộ phận khác như tim, phổi thường có thể được làm “hồi sinh” lại một thời gian khá lâu ngay cả sau khi não bộ đã chết.Khoảng 72 giờ sau khi một người được chẩn định đã chết, tóc và móng tay chân họ vẫn tiếp tục mọc, lá gan họ vẫn tiếp tục chế tạo ra chất glucose và nhiều tế bào trong cơ thể họ vẫn có thể được lấy và cấy sống thành công trong phòng thí nghiệm.

Sự Tương Đối và Tính Từng Phần của Sự Chết theo Định Nghĩa Y Khoa

 

Một định nghĩa đại cương thường dùng trong y khoa để xác định một người đã chết hay chưa là “chết là khi mọi chức năng quan trọng đã ngừng lại vĩnh viễn”. 

 

Càng ngày càng có thêm các kỹ thuật y khoa có thể, trên lý thuyết, thay thế hầu hết mọi bộ phận trọng yếu trong cơ thể con người. Dụng cụ y khoa ngày nay cũng có thể giữ cho một người bệnh mặc dù nằm trong trạng thái hôn mê nhưng vẫn còn “sống” mãi hầu như vô thời hạn. Do đó định nghĩa sự chết theo y khoa không còn chính xác như ban đầu nữa. Ngày nay, sự “vĩnh viễn” nói trên thật ra chỉ xảy ra khi nào những máy móc hỗ trợ sự sống cho một bệnh nhân được vặn tắt đi. Sự chết trong trường hợp nầy do đó có lẽ nên được định nghĩa là “tùy theo bác sĩ định đoạt”.

 

Nếu suy gẫm kỹ về những dữ kiện vừa trình bày ở trên, chúng ta có thể nhận thấy rằng sự chết theo định nghĩa y khoa của một người thường không hẵn là một hiện tượng tuyệt đối mà chỉ là một liên hệ tương đối giữa người nầy và một người, hay một nhóm người, khác. Có nghĩa là ông A chết khi ông đã được bác sĩ B (hay cùng các ông C, D, v.v. nào khác nữa) dựa vào sự quan sát, và tiêu chuẩn cũng như định nghĩa “chết” là gì, của họ để tuyên bố rằng ông đã chết.

Như đã thấy, các tiêu chuẩn và định nghĩa về sự chết thay đổi theo thời gian và trình độ hiểu biết y khoa. Đã có lúc một người được xem là chết khi họ chỉ cần ngừng thở. Sau đó, chỉ khi trái tim một người ngừng đập luôn thì họ mới được xem là đã chết. Sau đó thì người ta dựa vào phản ứng trong tròng mắt của một bệnh nhân để quyết định họ đã chết chưa. Sau đó nữa, như hiện nay, một người được xem là chết khi không còn tín hiệu sống nào trong não bộ của họ. Mỗi lúc kiến thức và kỹ thuật y học tiến triển sẽ có những tiêu chuẩn và định nghĩa khác nhau được dùng để xác định sự chết. Điều nầy làm cho sự chết của một người trở thành một sự kiện tương đối và tùy thuộc vào phán xét của người khác.

 

Sự tương đối nầy cũng được thể hiện trên giấy chứng tử của nhiều quốc gia. Trên giấy chứng tử, theo sau nơi để ghi chú lý do chết là hàng chữ “dựa trên kiến thức và sự suy luận chính chắn nhất của bác sĩ”. Khi đọc câu nầy người ta không khỏi có cảm giác sự chết chỉ là một quyết định chủ quan chớ không phải là một sự kiện tuyệt đối.

 

Chúng ta cũng có thể thấy rằng sự chết của một người theo định nghĩa y khoa thường không phải là một quá trình xảy ra trong tích tắc. Có thể nói là sự chết của một người thường xảy ra qua nhiều giai đoạn,hay có nhiều mức độ chết khác nhau. Và cũng có thể nói một cách khác nữa là sự chết có tính cách từng phần. Đó là tùy bộ phận nào trong cơ thể đã ngưng hoạt động rồi, và đã ngưng hoạt động vĩnh viễn không còn cách gì cứu chữa hay chưa. Thí dụ như ngay cả khi nói về “não chết” thì ngày nay người ta cũng phân biệt phần nào trong não bộ đã chết và tầm mức trọng yếu của phần não bộ đó trong việc sống còn và sinh hoạt của người bệnh ra sao. Do đó, trên lý thuyết, có thể tuyên bố rằng một tử thi “đang chết”, hoặc “không chết lắm”, hoặc có thể so sánh hai tử thi và nói rằng tử thi A hiện đã “chết nhiều hơn” tử thi B. 

 

Vùng Biên Giới giữa “Sống” và “Chết” ở Môi Trường Vi Mô

 

Chúng ta cũng có thể nhìn thấy sự mơ hồ giữa “sống” và “chết” kể trên xảy ra ở những cấu trúc cơ bản nhất bắt đầu cho sự sống, đó là các tế bào và những cấu trúc nền tảng cấu tạo của chúng, đó là phân tử và nguyên tử.

 

Có thể nói đây là vùng biên giới giữa sự “sống” và “không sống”. Ai cũng công nhận quy định chung sau đây: những vật thể như gạch, đá, sắt, nước, v.v. được xem là vô cơ (tức là không có sự sống), trong khi đó động thực vật được xem là hữu cơ (tức là có, hay liên quan đến, sự sống). Tuy nhiên tất cả vật chất, vô cơ cũng như hữu cơ, sống cũng như không sống, đều được tạo thành bởi những nguyên tử và phân tử. Khi những phân tử nầy kết hợp với nhau tạo thành các vật thể trên, chúng đều tuân theo các quy luật vật lý hóa học giống hệt nhau. Tuy vậy, khi lên đến một giai đoạn nào đó thì tập hợp một số phân tử được xem là có sự sống trong khi một tập hợp khác lại không có sự sống. Thế thì đường ranh giới chính xác thật sự giữa một vật thể có sự sống và một vật thể không có sự sống là gì?

 

Tương tự như các vấn đề trong định nghĩa theo y khoa về sự chết của một người, kiến thức vật lý và sinh vật học ngày nay cho thấy không có một ranh giới chính xác rõ ràng giữa những vật thể “sống” và những vật thể “không sống” ở môi trường vi mô (nghĩa là nói về phân tử, nguyên tử). Khi khảo nghiệm tính chất và cấu trúc ở kích thước nầy,những vật thể “sống” cũng giống y như những vật thể “không sống”; ngoại trừ một điều là chúng được xếp đặt và vận hành một cách khác biệt nhau.

 

Sự“sống”ở những kích thước nầy cũng hiện hữu ở nhiều mức độ khác nhau chớ không phải xảy ra ở một biến đổi rõ ràng đột ngột. Có nghĩa là khi quan sát thiên nhiên ở trạng thái cơ bản nầy, chúng ta không thể nào xác định được một lằn ranh rõ rệt để tuyên bố rằng “ở một bên đường ranh giới nầy không có sự sống và ở bên kia là nơi sự sống bắt đầu”. Chúng ta chỉ có thể thấy một “vùng” trung gian mơ hồ lẫn lộn trong đó có cấu trúc củanhững vật thể được xem là “sống” và những vật thể được xem là “không sống”.

 

Chất liệu tạo thành cấu trúc cơ bản của sự sống là những hợp chất của carbon. Carbon là nguyên tố duy nhất trong tất cả hàng trăm nguyên tố thiên nhiên hiện hữu trong bảng phân loại tuần hoàn có khả năng tự kết hợp hàng ngàn nguyên tử lại với nhau để tạo thành những tập hợp rất lớn gọi là siêu phân tử. Các loại protein trong mọi sinh vật chính là một dạng của những siêu phân tử nầy.

 

Protein là thành phần cơ bản trong cấu trúc của mọi sự sống. Cơ thể con người có hơn một trăm ngàn loại protein khác nhau. Nhưng điều nầy không có gì đặc biệt cả vì tất cả mọi sinh vật khác cũng đều có cấu trúc tương tự. Và hầu như tất cả mọi sinh vật đều được tạo thành bởi các loại protein nói chung giống y hệt nhau. Hơn nữa ở tầng mức cơ bản nầy, protein của tất cả mọi sinh vật đều trải qua những quá trình vật lý hóa học hoàn toàn giống nhau để sinh sản và vận hành.

Người ta quan sát thấy rằng những protein cần phải kết hợp với nhau thành các tập hợp lớn đủ đến kích thước nào đó thì chúng mới bắt đầu có thể vận hành như một vật thể được xem là có sự sống. Nói chung, kích thước tối thiểu nầy thường khoảng 5 ngàn đơn vị Angstrom. Một đơn vị Angstrom dài 1 phần 10 tỉ của một mét. Có nghĩa là 20 ngàn vật thể nầy nằm kế sát nhau sẽ chiếm một khoảng cách cỡ 1 cm, bằng bề ngang móng tay của một người lớn. Có thể nói là các vật thể nhỏ hơn kích thước tối thiểu nầy thường không có những sinh hoạt và cách vận hành được xem là của một sinh vật.

Tuy vậy, có những vật thể nhỏ chỉ bằng 1/2 hay có khi1/50 của kích thước tối thiểu kể trên nhưng vẫn mang một số các sinh hoạt và dấu hiệu của sự sống.

 

Một thí dụ là vi trùng (virus). Vi trùng là những tập hợp cực kỳ cơ bản. Vi trùng cần phải lấy nguyên liệu và năng lượng từ bên ngoài cơ thể chúng để mới có thể tự sinh sản được; và do đó chúng tấn công và chiếm đóng tế bào của các vật thể sống khác để tước đoạt nguyên liệu và năng lượng nầy. Sau khi xâm nhập vào một tế bào khác, vi trùng sẽ đóng chiếm cơ cấu sản xuất các chất cần thiết của chủ nhà và biến đổi nó thành bộ máy chế tạo thêm ra nhiều vi trùng nữa. Nói cách khác, vi trùng không thể tự sinh sản được nếu không có sự hiện diện của các sinh vật khác. Tuy vậy, với những sinh hoạt và cách vận hành như vừa thấy, dù muốn dù không thì chúng ta cũng phải nhìn nhận rằng vi trùng là một vật thể có sự sống.

 

Một vật thể khác với kích thước “ngoại lệ” tuy không thể tự sinh sản nhưng vẫn thường được xem là một vật thể có sự sống, đó là hồng huyết cầu trong máu động vật (mặc dù nếu so sánh một cách nghiêm khắc thì có thể nói rằng hồng huyết cầu mang ít “tính chất sống” hơn vi trùng). Một giọt máu nhỏ chứa đựng khoảng 5 triệu hồng huyết cầu. Chúng mang ô-xy từ phổi đến các bộ phận trong cơ thể. Vì chúng là một loại tế bào không có “nhân” nên không thể tự sinh sản được. Tuy vậy chúng vẫn không thể bị xem là không có sự sống. Trong thiên nhiên có vô số những sinh vật không sinh sản được (như giống la, là con của lừa và ngựa, và nhiều cá nhân trong loài người cũng vậy) nhưng không ai xem chúng là không có sự sống.

 

Năm 1935, Wendell Stanley của học viện Rockefeller Institute ở New York rút nhựa của một số cây thuốc lá bị nhiễm bệnh để phân ly các vi trùng gây bệnh ra và cô đọng chúng lại thành một dạng tinh thể. Những tinh thể của loại vi trùng nầy có hình ốm dài và giống y hệt như dạng tinh thể của nhiều chất vô cơ khác, thí dụ như tinh thể đường ăn. Các tinh thể nầy có thể được nghiền nhỏ nát ra thành bột và chất giữ nhiều năm trong lọ kín. Cả hai loại bột đường và bột vi trùng nầy sau đó đều có thể làm cho “sống” lại và tự kết tinh lại thành dạng tinh thể ban đầu, tuy nhiên bằng hai phương pháp khác hẳn nhau. Chỉ cần pha nước rồi tiêm bột vi trùng vào một cây thuốc lá đang sống thì chúng sẽ lập tức lan tràn khắp toàn cây và sinh sôi nẩy nở ra vô số vi trùng mới nữa. Trong khi đó với bột đường thì người ta cần phải giữ nó ở một nhiệt độ cố định thích hợp trong một thời gian lâu trước khi các tinh thể đường có thể từ từ xuất hiện.

 

Trong cả hai trường hợp trên đều có một hiện tượng “tái sinh” và tái sản xuất xảy ra, tuy nhiên cách thức tổ chức và vận hành của mỗi trường hợp rất khác biệt nhau. Sau khi được tái sinh và tái tạo lại dạng tinh thể nguyên thủy, số lượng đường không hề thay đổi so với khi nó còn là dạng bột. Trong lúc đó sau khi được chích vào cây thuốc lá sống, vi trùng từ dạng bột lập tức tác động bằng các phản ứng sinh hóa học chẳng những tạo nhiệt mà còn sản xuất ra các vi trùng mới với một số lượng vĩ đại. Lý do là vì trong trường hợp bột đường chúng ta chỉ có một quá trình phản ứng nhiệt động học kín (closed thermodynamic process) tức là hoàn toàn cô lập với môi trường chung quanh. Trong trường hợp vi trùng thuốc lá, chúng ta một quá trình phản ứng nhiệt động học mở (open thermodynatic process) tức là có sự trao đổi vật chất, và do đó năng lượng, với môi trường chung quanh. Đây là điểm khác biệt chính yếu giữa các sinh vật có sự sống và các vật thể hữu cơ không có sự sống. Cả hai nhóm đều bị chi phối bởi những định luật sinh hóa lý học cơ bản giống nhau tuy nhiên cách áp dụng của các định luật nầy lên chúng lại rất khác nhau.

 

Vì vậy, như đã nói ở trên, những vật thể như vi trùng hay hồng huyết cầu được xem là mang nhiều tính chất sống hơn chết là nhờ các cấu trúc phân tử của chúng được xếp đặt và vận hành một cách khác biệt so với những vật thể không có sự sống. Những cấu trúc và cách vận hành của chúng, nói chung, tuân theo những trình tự, những thiết kế đã có sẵn và có khả năng thu nhận năng lượng từ bên ngoài vào để duy trì một mức độ trật tự cần thiết để chúng có thể tiếp tục hiện hữu và vận hành như một sinh vật. Những vật thể không có sự sống, hay những vật thể đã chết, không có các tính chất trên.

 

Sự Bất Tử, Tình Dục và Sự Chết trong Quá Trình Tiến Hóa của Chủng Loại

 

Ở gần trong vùng biên giới giữa chất hữu cơ và vô cơ còn có một dạng vật thể đáng kể nữa đó là vi khuẩn (bacteria).

 

Không như vi trùng, vi khuẩn có đầy đủ các tính chất rõ ràng của một sinh vật. Do đó có thể nói  vi khuẩn là một dạng sinh vật “cao cấp” hơn vi trùng. Vi khuẩn sống thích hợp nhất trong những môi trường ấm áp và ẩm thấp, tuy vậy chúng cũng có thể hiện diện ở hầu hết mọi nơi khác. Nhiều loại vi khuẩn sống không cần ô-xy, có những loại có thể sống trong nước nóng gần sôi và hầu như tất cả vi khuẩn đều có thể tồn tại vô thời hạn ở các nhiệt độ rất thấp dưới 0 độC. Một số loại vi khuẩn dùng ánh sáng mặt trời để sản xuất thức ăn và năng lượng (giống như thực vật), tất cả loại khác tiêu thụ chất hữu cơ để sống.

 

Vi khuẩn làm cho các chất hữu cơ phức tạp trong thiên nhiênmục rữa đi và phân hủy thành những chất hữu cơ đơn giản. Vi khuẩn sẽ tiêu thụ một số những gì cần thiết và thải trả ra phần còn lại. Những sản phẩm hữu cơ đơn giản nầy cần thiết cho sự sống còn của nhiều sinh vật khác và thường không thể tự sản xuất được trong thiên nhiên nếu không nhờ có quá trình tiêu hóa của vi khuẩn.

 

Có thể nói là vi khuẩn hầu như bất tử. Sau khi trưởng thành (thường chỉ cần khoảng 20 phút), một vi khuẩn sẽ tách làm đôi tạo thành hai vi khuẩn mới có thể lập tức bắt đầu tiêu thụ thức ăn để lớn lên để lại tiếp tục tách đôi ra nữa. Trong môi trường lý tưởng, nếu không bị giết chết bởi hóa chất, hay bởi vi trùng, hay bởi bạch huyết cầu, v.v. thì không có vi khuẩn nào chết cả. Chúng cứ tiếp sinh sản bằng cách tách đôi mãi mãi như thế. Đối với những cá thể đơn giản nhấtbiểu tượng cho sự sống nầy, sự chết không có ý nghĩa gì cả. Trong quá trình tiến hóa ở đây, vật chất vô cơ vô sinh dường như chỉ cần bước một bước ngắn là đã đạt đến một sự sống tự tái tạo và tồn tại vĩnh viễn. 

 

Không chỉ có vi khuẩn, hầu hết các vi sinh thể gồm chỉ một tế bào đơn giản cũng đều sinh sản bằng cách tách đôi tương tự. Mỗi vi sinh thể mẹ tách đôi ra thành hai con gái, mỗi con mang đầy đủ các đặc tính cá biệt di truyền từ vi sinh thể mẹ. Cũng có những loạivi sinh thể thay vì tách đôi thì lại có thể tách ra mỗi lần thành nhiều con nhỏ khác nhau, và mỗi con vi sinh thể mới nầy hầu như có thể lập tức tiếp tục tách thêm ra thành nhiều con mới nữa. Đây là trường hợp ký sinh trùng protozoan sinh ra bệnh sốt rét. Chính khả năng sinh sản nhanh chóng cấp kỳ nầy gây ra sự bùng nỗ dân số cấp nhân với hàng tỉ các ký sinh trùng nầy tràn ngập đột ngột trong máu của bệnh nhân làm cho họ lên cơn sốt kịch liệt.

 

Khi được sinh sản theo lối tự phân, mỗi vi sinh thể mới được tạo thành ra đều mang tất cả tính chất đặc thù của mẹ nó và các thế hệ trước nó. Vì không có gì và không cần gì để phải thay đổi cấu trúc nội tạng nên sự sinh sản theo lối nầy có lợi điểm lớn là xảy ra rất nhanh chóng. Tuy nhiên, điều nầy cũng có một nhược điểm không nhỏ. Nếu có biến đổi gì thất lợi trong môi trường sống thì tất cả mọi con vật có chung cấu trúc cơ thể giống hệt nhau có thể sẽ cùng bị ảnh hưởng xấu đồng loạt nhau. Và nếu sự thất lợi trên nghiêm trọng đủ thì toàn thể các sinh vật trên có thể bị tiêu diệt chung cùng lúc với nhau.

Quá trình tiến hóa của chủng loại và sự tuyển chọn bởi thiên nhiên đưa đẩy sinh vật đến một lối thoát cho vấn đề trên. Đó là phương pháp sinh sản qua tình dục. Trong khi hầu hết tất cả vi khuẩn đều sinh sản theo lối tách đôi ra kể trên, một số ít vi khuẩn đi theo một con đường khác. Những vi khuẩn nầy đôi khi trao đổi các đơn vị căn bản của chất liệu di truyền trong người chúng với nhau. Thí dụ như khi quan sát vi khuẩn Escherichia coli (một loại vi khuẩn hiện diện rất nhiều trong ruột già con người) chúng ta có thể thấy hai loại: loại đực dài ốm và loại cái tròn ngắn. Chúng ta thỉnh thoảng thấy một vi khuẩn đực mọc ra một cái vòi dài đến gần một vi khuẩn cái và đâm cái vòi nầy để tiêm một ít chất liệu di truyền vào trong thân con vi khuẩn cái. Diễn biến xảy ra khoảng 6 lần lâu hơn quá trình sinh sản bằng cách tự phân đôi thường thấy.

 

Các vi khuẩn được sinh ra từ con vi khuẩn cái kể trên đều mang một hỗn hợp các đặc tính của cả con vi khuẩn đực lẫn con vi khuẩn cái. Đây cũng là giai đoạn đầu tiên trong quá trình tiến hóa chủng loại mà một sinh vật có cả cha lẫn mẹ (thay vì chỉ có mẹ mà thôi như trong quá trình tự phân của đa số vi khuẩn.

Khi hai con vật đực và cái giao cấu với nhau, chúng đóng góp các tính chất đặc thù của chúng lại chung để tạo nên những con vật mới. Những con vật mới nầy có cấu trúc khác ít nhiều so với cha lẫn mẹ chúng. Phương pháp sinh sản qua tình dục nầy dần dần tạo thành nhiều cá thể khác biệt nhau trong mỗi thế hệ. Chính sự khác biệt nầy là một phương cách bảo vệ hữu hiệu nhất để một chủng loại không bị tiêu diệt đồng loạt nếu môi trường sống của chúng thay đổi xấu. Thí dụ như khi bị tấn công bởi một bệnh dịch truyền nhiễm, mỗi cá thể có khả năng đề khángkhác biệt nhau do đó toàn thể chủng loại sẽ có xác suất cao hơn để sống còn.

 

Lợi thế trên, tuy vậy, phải trả bằng một giá không nhỏ. Đó là sự chết. Khi mỗi cá thể không còn tái tạo bằng cách tự tách ra vô hạn số lần nữa, chúng sẽ chỉ có thể tiếp tục sống hoài trong cùng một cơ thể cho đến khi già yếu đi rồi chết.

Nói chung trong nhiều môi trường sống, lối sinh sản qua tình dục vẫn có lợi điểm về sinh tồn hơn so với lối sinh sản bằng cách tự phân. Do đó, trong giai đoạn đầu của quá trình tiến hóa của chủng loại, càng lúc càng nhiều sinh vật đi theo con đường nầy và dần dần phát triển trở thành những sinh vật đa tế bào phức tạp như các động thực vật ngày nay.

 

Tế bào trong cơ thể mọi sinh vật, trong đó có con người,cũng là một dạng cá thể cơ bản cao cấp và cũng sinh sản bằng phương pháp tự phân tương tự như vi khuẩn. Tuy trong mỗi sinh vật có nhiều loại tế bào khác nhau nhưng mỗi tế bào đều có chứa đầy đủ mọi chất liệu di truyền cần thiết để tái tạo và xây dựng thành tất cả các bộ phận trong cơ thể. 

Điểm khác biệt giữa các loại tế bào trên là chúng tự được kiểm soát và điều khiển bởi những chuỗi mã di truyền để có các nhiệm vụ và cách vận hành khác nhau.

 

 

Khái Niệm của một Cá Thể và Vạn Vật Chung Quanh Nó

 

Khi xét về một sinh vật đa tế bào thì khái niệm và định nghĩa của một cá thể nhiều khi rất mơ hồ.

 

Sinh vật học gia Claiborne Jones cho rằng rất khó định nghĩa một cách thỏa đáng và chính xác một cá thể là gì. Ông lấy thí dụ con ong mật không phải là một cá thể thật sự vì một con ong mật không có khả năng sinh sản và không thể sinh tồn nếu sống độc lập một mình nó. Trong khi đó một tổ ong hiện hữu, sinh hoạt và vận hành như một cá thể có sự sống. Tuy nhiên nếu như vậy thì khi một con ong bị giết thì chúng ta xem rằng con ong đó đã chết hay chỉ một phần nhỏ không đáng kể của cá thể “tổ ong” đã chết? Sự sống còn của cá thể tổ ong nầy lệ thuộc bao nhiêu vào sự sống còn các cá nhân ong? Cần phải lấy bao nhiêu con ong ra khỏi một tổ ong trước khi tổ ong đó được xem là chết?

 

Sự mơ hồ trong khái niệm “cá thể” dẫn đến sự mơ hồ trong khái niệm “sống chết”. Thí dụ như nếu chúng ta có thể phá vỡ một tổ ong ra mà không làm chết một con ong nào cả mà chỉ đem tất cả chúng đi tản mát khắp mọi nơi trong rừng. Nếu mỗi tổ ong là một cá thể thì khi tổ ong trên không còn tồn tại nữa thì cá thể đó có được xem là đã chết hay không? Nếu tất cả các con ong đã bị tản mát vào rừng được thu nhận vào sống trong những tổ ong khác thì tổ ong nguyên thủy của chúng được xem là đã chết hay vẫn còn sống? Nếu đã chết thì tại sao tất cả các con ong của nó đều vẫn còn sống? Nếu còn sống thì tại sao bản thân nó không còn tồn tại nữa?

 

Những câu hỏi, những vấn đề về trường hợp tổ ong ở trên cũng tương tự với trường hợp con người. Mỗi người là một sinh vật độc lập riêng biệt, đồng thời cũng là một tập hợp hàng tỉ tế bào có sự sống riêng biệt của chúng. Khi định nghĩa về sự sống hay chết của một người thì làm sao chúng ta có thể phân biệt được sự sống hay chết nào của cơ thể người ấy và sự sống hay chết nào của các tế bào trong cơ thể ấy?

 

Chúng ta cũng có thể thấy sự mơ hồ về khái niệm và định nghĩa của một cá thể qua các thí nghiệm sau đây.

 

Bọt biển (marine sponge) là những sinh vật đa tế bào rất nhỏ. Chúng sống chung cận sát bên nhau thành từng tập thể lớn có hình dáng cố định, sinh hoạt và vận hành như một cá thể riêng biệt. Những mảnh bọt biển (có khi nhìn giống như các khối san hô nhỏ) chúng ta thường thấy bày bán ở chợ chính là xác khô của những tập thể nầy. Nếu một mảnh bọt biển còn sống bị bầm nhỏ ra và bóp vắt qua một màng vải mịn thì từng sinh vật bọt biển tí hon sẽ bị tách rời ra riêng biệt khỏi các láng giềng của nó. Tất cả các vi sinh thể nầy lúc bấy giờ chỉ là một khối lỏng sệt không có hình dáng nhất định. Tuy nhiên nếu để yên ít lâu, khối chất lỏng sệt của vô số từng vi sinh vật riêng biệt nầy sẽ tự động xếp đặt và kết hợp với nhau để trở thành lại một mảnh bọt biển như lúc đầu. 

Người ta thí nghiệm dùng hai loại bọt biển có màu khác hẳn, một loại màu đỏ đậm Microciona prolifera và một loại màu vàng tươi Clona celata, và trộn lẫn hoàn toàn hai khối lỏng sệt của chúng với nhau. Sau 24 giờ đồng hồ, những vi sinh thể màu đỏ và màu vàng đã tự phối hợp nhau lại tạo thành hai khối bọt biển riêng biệt có hai màu đỏ và vàng giống như nguyên thủy. Vài câu hỏi được đặt ra ở đây. Thứ nhất, hai cá thể bọt biển riêng biệt nguyên thủy đã chết hay vẫn còn sống khi bị trộn chung thành một khối chất lỏng sệt? Thứ hai, nếu khối lỏng sệt lẫn lộn đỏ và vàng nầy được xem là còn sống thì nó là cá thể nào? Đỏ hay vàng hay một cá thể mới? Thứ ba, ở thời điểm nào trong quá trình tái tạo lại thành hai khối bọt biển giống như nguyên thủy thì có phải mỗi khối ban đầu đã thật sự “tái sinh” trở lại? Và chúng ta giải thích thế nào về việc có lúc

“sau khi tái sinh” thì có một số tế bào màu nầy lẫn lộn vào và vẫn sinh sống bình thường trong khối bọt biển màu kia?

 

Có người sẽ giải thích rằng mỗi khối bọt biển không phải là một cá thể thật sự mà chỉ là một cộng đồng tập thể của vô số các sinh vật tí hon. Tuy vậy, bác học sinh vật Mỹ Theodore Hauschka đã thí nghiệm tương tự với loài chuột, và không ai có thể phủ nhận rằng mỗi con chuột là một cá thể riêng biệt. Ông lấy các bào thai từ một con chuột cái lúc 13 ngày sau khi đậu thai và đem chúng đi nghiền nhỏ đến độ trở thành chất lỏng. Ông tiêm chất lỏng nầy vào bụng nhiều con chuột cái khác đồng giống và còn trinh. Số các chuột cái nầy lớn hơn hẳn so với số bào thai được dùng. Sau 5 tuần, trong bụng tất cả các con chuột cái nầy đều có những khối xương và thịt tương tự như những bào thai chuột đã lớn khoảng một tuần. Điều nầy cho thấy rằng các tế bào trong những bào thai ban đầu tuy đã bị phân tách ra riêng rẽ nhưng vẫn còn có khả năng tập hợp với nhau lại và phát triển thành những bộ phận của từng bào thai chuột. Nhưng câu hỏi ở đây là những bào thai chuột “mới” nầy có phải là những bào thai nguyên thủy hay không?Nếu phải thì giải thích làm sao khi con số bào thai mới nầy lớn hơn con số bao thai ban đầu? Và chuyện gì đã xảy ra khi các bào thai nguyên thủy bị nghiền nát ra thành nước? Không phải là chúng đã chết rồi hay sao?

Như đã thấy, khi xét về một sinh vật đa tế bào thì định nghĩa của sự chết trở thành rất phức tạp. Mỗi tế bào trong cơ thể một sinh vật đều là một cá thể có những vận hành và sinh hoạt riêng của nó. Đồng thời, tuy là một cá thể độc lập về lãnh vực sống chết, mỗi tế bào cũng là một thành phần cơ bản của cấu trúc, thân thể và sự hiện hữu của một con vật. Có một quan hệ vừa tuyệt đối cách biệt vừa cực kỳ mật thiết giữa mỗi tế bào trong thân thể một cá nhân và chính cá nhân đó. Sự chết có thể xảy ra riêng rẽ đến một tế bào mà không hề ảnh hưởng đến cá nhân đó và ngược lại. Vì thế khi phát biểu rằng một cá nhân nào đó đã chết thì phát biểu nầy chỉ có giá trị tương đối.

 

Tất cả những vấn đề mơ hồ, phức tạp, tương đối về sự sống chết giữa con người và tế bào cũng xảy ra ở kích thước của tế bào và các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên chúng. Những nguyên tử, phân tử cấu tạo thành một tế bào có thể bị hủy hoại vì lý do gì đó nhưng không hề ảnh hưởng đến tế bào trên, và ngược lại.

 

Từ đó chúng ta cũng có thể thấy một sự liên hệ rộng lớn và mật thiết giữa tất cả cá thể trong vũ trụ.

 

Trong thiên nhiên, mọi sinh vật đều cần phải tiêu thụ nhiều sinh vật khác để thu lấy năng lượng cần thiết cho sự sống của mình. Hiện tượng nầy dẫn đến việc các nguyên tử, phân tử cấu tạo thành những chất liệu có sự sống được luân chuyển trong vô số chu kỳ không ngừng nghỉ từ sinh vật nầy sang sinh vật khác. Cây lá hấp thụ chất dinh dưỡng từ các chất hữu cơ cũng như vô cơ trong đất, nước và năng lượng mặt trời. Sâu bọ ăn cây lá và rồi bị chim chóc ăn. Chim nhỏ bị chim lớn ăn thịt. Chim lớn bị các động vật khác như cáo, mèo ăn thịt. Các động vật trên vì bệnh tật, tai nạn, v.v. chết nằm xuống bị các giun bọ tiêu thụ và tan rữa vào trong đất. Cây cỏ lại mọc lên ra từ đất. Những nguyên tử vật chất do đó được lưu truyền bất tận trong vòng sinh tử liên tục từ vật thể nầy đến vật thể khác trong thiên nhiên.

 

Nói cách khác, khi một sinh vật được cho là chết thì một số các tế bào cấu tạo nên cơ thể sinh vật đó có thể vẫn còn mang sự sống. Ngay khi các tế bào nầy bị hư hủy đi thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên chúng vẫn còn hiện hữu và luân hành từ sinh vật nầy sang sinh vật khác trong thiên nhiên.

 

Tất cả các sự kiện được trình bày cho đến đây dẫn đến một số câu hỏi triết lý sau đây.

 

Khi một người đã được bác sĩ xác định là chết rồithì thật sự họ đã chết chưa? Đó là vì định nghĩa chết theo y khoa chỉ có nghĩa là một số bộ phận trọng yếu trong cơ thể người nầy đã ngưng hoạt động mặc dù nhiều bộ phận khác có thể vẫn còn vận hành. Trong nhiều trường hợp, một người sau khi đã bị bác sĩ cho là chết rồi vẫn có thể hồi sinh. Các bộ phận trọng yếu bác sĩ cho là đã hoàn toàn ngưng hoạt động vẫn có thể hồi phục lại. Và ngay cả khi các bộ phận trọng yếu trên không hồi phục lại và họ không thể hồi sinh được nữa thì, như đã nói, vì một số bộ phận khác trong cơ thể họ vẫn còn hoạt động thì có thể theo những định nghĩa khác, bởi các tiêu chuẩn y khoa khác, ở những thời điểm trong tương lai khác nào đó khi kỹ thuật y học tiến triển hơn, v.v. thì có thể nào xem rằng người nầy vẫn chưa thật sự chết hay không?

Ngay khi cơ thể một ông A đã bị hoàn toàn tiêu hủy, thí dụ như sau khi hỏa táng, nếu các bộ phận đã từng trong cơ thể ông ấy được lấy ra và cấy tháp vào cho cơ thể của những người khác thì có thể nào xem rằng một phần cơ thể của ông A vẫn còn sống? Và tùy theo định nghĩa, có thể nào xem rằng một phần của ông A vẫn còn sống?

 

Rồi ngay cả khi tất cả bộ phận, tất cả tế bào trong cơ thể của một người đã tan rữa hết thì các phân tử, nguyên tử của chúng, như đã nói, vẫn còn tồn tại và vận hành trong những sinh vật khác trong thiên nhiên. Như thế thì có thể xem như một phần cơ thể hay một phần của người đó vẫn còn tồn tại?

 

Khi lý luận theo lối nầy thì chỉ có thể định nghĩa sự chết bằng một thước đo có nhiều mức độ khác nhau.Sự chết trở thành bất khả chẩn định. Sự chết và sự sống dường như hiện diện lẫn lộn với nhau một cách không thể phân biệt được. Lãnh thổ của sự sống được càng lúc càng mở rộng thêm ra và khoa học kỹ thuật đã cho phép nhiều, nếu không phải là tất cả, trường hợp chết đều có thể cứu vãn được, ít nhất là trên lý thuyết. Biên giới giữa sự sống và sự chết do đó tùy thuộc vào kiến thức và quan điểm của một người, đó là chưa kể đến phong tục, tập quán và tín ngưỡng của người đó.

 

Các sự kiện đã được trình bày cho đến đây cũng dẫn đến vài nhận xét sau.

 

Như đã thấy, việc một người được cho là đã chết rồi nhưng vài ba hôm sau “sống lại” là một việc tương đối rất bình thường. Ngay cả với kỹ thuật khoa học hiện đại mà việc nầy cũng xảy ra khá thường xuyên, ngay cả những bác sĩ nhiều kinh nghiệm ngày nayvẫn còn đôi khi lầm lẫn trong việc chẩn định. Vì vậy ở vài ngàn năm trước đây đối với những dân quê không hề có một kiến thức y khoa thì hiện tượng một người chết vài hôm rồi sống lại có thể được xem là một phép lạ. Và “phép lạ” nầy có thể được xem là cực kỳ huyền bí, đủ để góp phần xây dựng nền móng cho một hệ thống tín ngưỡng.

Mặt khác, cũng như đã thấy, một người tuy đã chết nhưng những phân tử vật chất đã từng là cấu trúc của một phần cơ thể họ có thể sẽ luân chuyển mãi mãi từ sinh vật nầy đến sinh vật khác trong thiên nhiên. Sự kiện nầy có vẻ phù hợp với quan niệm của một số hệ thống tín ngưỡng cho rằng sau khi một người chết thì họ có khi sẽ “tái sinh” trở lại dưới nhiều dạng thể khác nhau. Và có lúc những phân tử trênthay vì trở thành một phần của các sinh vật khác thì chúng cũng có thể tản mác trong không khí, trong đất đá, trong sông suối, v.v. Sự kiện nầy có vẻ phù hợp với quan niệm tín ngưỡng cho rằng sau khi một người chết thì họ sẽ trở về với vũ trụ bao la (thí dụ như trong Phật Giáo gọi là “đại thể”). 

Sự Chết luôn luôn Hiện Diện Song Song với Sự Sống

 

Trong cơ thể một người trưởng thành có khoảng 60 tỉ (1 tỉ = 1 triệu triệu) tế bào. Mỗi ngày số tế bào chết đi có thể đong đầy một chén súp nhỏ. Tuy vậy, một số tế bào khác cũng được sinh ra với số lượng tương ứng để thay thế.

 

Mỗi lần lớp da trên cơ thể chúng ta va chạm một vật gì chẳng hạn thì sẽ có hàng trăm ngàn tế bào da bên ngoài rơi rớt ra. Lớp tế bào da nằm bảo vệ bên ngoài nầy được liên tục thay thế bằng những tế bào da mọc thêm ra từ bên dưới. Mỗi lần chúng ta nhai nuốt thức ăn thì hàng chục ngàn tế bào nằm trên màng da trong miệng chúng ta tróc ra và bị nuốt trôi theo. Mỗi ngày hầu như toàn thể tấm màng da trong miệng mỗi người bị nuốt và tiêu hóa mất đi nhưng chúng ta không hề cảm biết vì nó được bồi đắp liên tục bởi những tế bào mới sinh ra từ bên dưới. Màng bao tử, màng ruột, màng trong của mỗi mạch máu, v.v. cũng vậy. Tế bào của hầu như tất cả mọi bộ phận trong cơ thể đều bị hao mòn và chết đi trong quá trình hoạt động hàng ngày và được thay thế liên tục.

 

Trong một đứa trẻ thì số tế bào sinh ra mỗi ngày sẽ lớn hơn số tế bào bị chết đi nên cơ thể đứa trẻ mới có thể càng ngày càng to lớn khỏe mạnh hơn. Trong một người già thì số tế bào thay thế sẽ không đủ số lượng và không đủ chất lượng để thay thế hoàn toàn số tế bào chết đi, vì vậy cơ thể người già càng ngày càng tàn lụn xuống.

 

Sự chết do đó hiện diện ngay trong người chúng ta hàng ngày, hàng giờ, hàng phút. Đây là phương cách vận hành và tiến triển của sự sống: một phần của cơ thể phải chết đi để được đổi mới và tăng trưởng. 

 

Sự chết ở tầm mức tế bào nầy thật ra bắt đầu trước khi chúng ta chào đời.

 

Trong quá trình phát triển của bào thai, tế bào tuân theo những quy luật đã định sẵn trong các chuỗi DNA của nó để tự tách ra bội phần rồi kết hợp lại thành những nhóm, những bộ phận khác nhau của cơ thể. Tuy vậy, vài bộ phận trong quá trình phát triển của một bào thai chỉ hiện hữu một thời gian ngắn thôi. Thí dụ khi một bào thai trong bụng mẹ được khoảng 4 tháng thì nó bắt đầu mọc nhiều lông tơ khá dầy và dài bao phủ toàn thân kể cả chân tay. Đến vài tuần trước khi sinh ra, bộ lông nầy tự biến mất đi không còn dấu vết gì nữa. 

 

Đây là vì loài người và loài khỉ vượn ngày nay đã cùng tiến hóa từ một tổ tiên chung và chủng loại tổ tiên nầy có nhiều lông lá bao phủ cả thân thể chân tay. Trong khi loài khỉ vượn ngày nay vẫn còn mang đặc tính lông lá nầy, loài người đã tẻ nhánh trên con đường tiến hóa vài trăm

ngàn năm trước đây trở thành một chủng loại có rất ít lông trên thân thể. Tuy vậy, ngay cả ngày nay trong quá trình phát triển của bào thai của con người, một số nhóm tế bào vẫn còn chịu ảnh hưởng bởi cấu trúc của nguồn gốc xưa cũ để sản xuất ra một bộ lông dầy như tổ tiên của chúng đã từng làm. Bộ lông nầy, và những tế bào tạo dựng lên nó, rồi sẽ tự tiêu hủy đi một thời gian ngắn trước khi đứa trẻ sinh ra đời. 

 

Tương tự, trong thời kỳ phát triển của bào thai, ngoài bộ lông tơ vừa nói trên, một bộ phận khác có hình dạng giống như bộ mang (như của loài cá) cũng được lập thành sơ khởi trong một thời gian ngắn trước khi tự tiêu hủy đi. Bộ mang nầy không phải để thai nhi thở trong bầu nước của bụng mẹ như một số người lầm tưởng (đó là vì tất cả những gì cần thiết để sống đều đã được cung cấp trực tiếp từ người mẹ qua cuống rún của nó). Đây chỉ là vì loài người, cũng như mọi động vật có xương sống khác, đã tiến hóa từ những sinh vật đã từng sống dưới nước. Một số nhóm tế bào trong thai nhi ngày nay vẫn còn chịu ảnh hưởng của tổ tiên chúng nên vẫn phối hợp lại sơ khởi theo đường hướng tạo thành một bộ mang để rồi tự tiêu hủy đi trước khi bộ phổi được tạo hình. Tương tự, bào thai của con người có một thời gian có một đuôi khá dài (giống như của loài khỉ vượn) trước khi khúc đuôi nầy tự biến mất.  

Nói chung, trong quá trình tạo thành của bào thai, sự chết của những nhóm tế bào trên cần phải xảy ra để toàn thể hệ thống đi đúng theo con đường tiến hóa đã đạt được bởi loài người. Trong suốt thời gian sống, tế bào và các cơ bắp trong cơ thể một người chết đi và được thay thế liên tục theonhững quy định đã được ghi chép sẵn trong cấu trúc chuỗi DNA của họ.

 

Như đã thấy, sự chết và sự sống luôn luôn hiện hữu cùng lúc và liên tục trong mọi cơ thể động vật. Ngoài ra, sự chết cũng rất cần thiết cho sự sống cho sinh vật.

 

Thí dụ như bộ da đang bao phủ cơ thể chúng ta, nói chung là nó gồm có hai lớp chính: lớp tế bào “sống” nằm bên trong và lớp tế bào bảo vệ nằm 

bên ngoài. Lớp tế bào “sống” bên trong rất mỏng manh;chúngkhông thể chịu đựng được sự tiếp xúc trực tiếp với không khí, bụi bặm và các va chạm hàng ngày. Lớp tế bào bảo vệ bên ngoài mang dạng nhữngtấm vẩy tinh thể màu trong đục được gắn dính với nhau bằng một lớp dầu mỏng; chúng làm bằng chất keratin (tương tự như chất sừng) khá cứng và do đó theo định nghĩa được xem là các tế bào “chết”. Tính chất nầy cần thiết để chúng có thể chịu đựng được môi trường bên ngoài và bảo vệ lớp tế bào da mỏng manh hơn bên trong. Mỗi ngày có khoảng 500 ngàn triệu các tế bào “chêt” nầy tróc ra khỏi bộ da của chúng ta. Mỗi khi một số tế bào da chết bên ngoài mất đi thì các tế bào sống bên trong được đẩy ra lên trên để thay thế, và chúng tự chế tạo chất sừng keratin đầy trong thân thể của chúng, có nghĩa là tự biến thể từ trạng thái sống sang trạng thái chết để làm tròn nhiệm vụ bảo vệ cần thiết của chúng.

 

Tương tự như đã nói ở trên, tế bào của các cơ quan trong nội tạng chúng ta cũng cần phải liên tục chết đi và được thay thế trong khi thi hành vai trò của chúng.

 

Dĩ nhiên hiện tượng sự chết hiện hữu song song và cần thiết cho sự sống vừa kể trên xảy ra với con người cũng như với vô số động vật khác. Một thí dụ thường thấy nhất là quá trình biến đổi từ trứng qua nòng nọc đến trưởng thành của loài cóc nhái. Nòng nọc sống dưới nước, di chuyển và săn mồi bằng đuôi của chúng. Đến khoảng 14 tuần thì một số tế bào trong đuôi chúng bỗng chuyển qua tấn công, tiêu diệt và tiêu thụ (nghĩa là ăn sống) các tế bào đồng loại chung quanh. Kết quả là cái đuôi nầy dần dần biến đi trong khi bộ chân phát triển ra và con nòng nọc dưới nước trở thành một con cóc/nhái có thể sinh sống, di chuyển dễ dàng trên bờ.

 

Tóm lại, rất nhiều khi sự sống cần phải tự giết nó đi để mới có thể tiếp tục tồn tại được.

 

Sự chết cũng cần thiết để bảo tồn sự cân bằng trong môi trường sống.

 

Nếu không có sự chết thì dân số của mọi sinh vật sẽ gia tăng mãi mãi. Chủng loại nào sinh sản nhanh chóng nhất sẽ chiếm đóng tất cả lãnh thổ trên địa cầu. Trong mỗi phân khối của đất có chứa vài trăm triệu các vi khuẩn đủ loại. Chúng liên tục tranh giành thức ăn, không gian sống, v.v. và giết hại, tiêu thụ lẫn nhau. Nếu không có sự chết thì chỉ một vi khuẩn duy nhất trong vòng vài tiếng đồng hồ có thể từ nó sản xuất ra một số lượng vi khuẩn con cháu tương đương với khối lượng một con người. Chỉ trong vòng vài ngày thì toàn thể bề mặt địa cầu sẽ bị bao phủ bởi một lớp dầy hôi thúi và đầy màu sắc sặc sỡ của đủ loại vi khuẩn.

 

Tương tự, nếu không có sự chết thì bất cứ loại vi sinh vật cao cấp hơn vi khuẩn nào khác cũng có thể đưa địa cầu đến một tình trạng tương tự bằng dân số của chúng trong khoảng 40 ngày. Loài ruồi nhà cần khoảng cần khoảng 4 năm. Loài chuột cần khoảng 8 năm. Phần đông mỗi loài dây leo cần 11 năm. Loài voi cần khoảng một thế kỷ.

 

May mắn thay, sự sinh sôi nẩy nở và bành trướng của nhiều chủng loại được tự kềm chế bởi chính sự sinh hoạt và vận hành của chúng. Trong trường hợp thực vật, mọi cây cỏ đều phát triển mạnh mẽ trong đất có ít chất lượng nitrogen.Khi một giống thực vật gặp được một khu đất có ít lượng nitrogen dân số nó sẽ bột phát và bành trướng nhanh chóng. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, mọi cây cỏ đều thải ra nitrogen vào trong đất mà chúng đang sống. Do đó, sau không bao lâu thì môi trường sống của giống thực vật trên chứa quá nhiều nitrogen (mà chúng ta gọi nôm na là khu đất đó đã “chết”) nên chúng sẽ không còn phát triển được thêm nữa và dân số chúng sẽ dần dần cằn cỗi đi và thu nhỏ lại.

 

Những chủng loại không có các cơ cấu tự kềm chế và kiểm soát nầy thì sẽ có những sinh vật khác sử dụng chúng như nguồn tài nguyên (nghĩa là thức ăn) để sống. Khi dân số một chủng loại A trong một môi trường sống bộc phát đến mức độ nào đó, nguyên tắc tranh đấu để sống còn trong quá trình tuyển chọn bởi thiên nhiên luôn luôn dẫn đến sự kiện có ít nhất một chủng loại B sẽ tiến hóa trở thành có khả năng tiêu thụ năng lượng sống của chủng loại A. Dân số chủng loại B sẽ dần dần gia tăng trong khi dân số chủng loại A sẽ bị kềm chế và dần dần giảm xuống. Đến một mức độ nào đó chính chủng loại B cũng sẽ bị ít nhất một chủng loại C khác sử dụng cùng một nguyên tắc trên để làm cho dân số chúng ngừng phát triển.

              Tóm Lược

 

1.Những giới hạn trong y học và sinh vật học xưa nay đã dẫn đến vô số trường hợp chẩn định lầm lẫn về một người đã chết hay chưa. Điều nầy dẫn đến việc nhiều bệnh nhân tuy bị xem là đã chết vẫn có khihồi sinh lại sau một thời gian ngắn. Điều nầy cũng dẫn đến việc nhiều bệnh nhân bị mai táng khi họ thật ra vẫn còn sống. Hiện tượng trên hiện thỉnh thoảng vẫn xảy ra ngay tại những quốc gia tân tiến nhất.

 

2. Việc chẩn định sự chết rất phức tạp. Sự tiến bộ của kiến thức và kỹ thuật y học ngày naythật ra không nhất thiết làm vấn đề nầy trở thành dễ dàng hơn mà còn có thể dẫn đến nhiều định nghĩa chết khác nhau. Biên giới giữa sự sống và sự chết trở thành rất mơ hồ và hầu như không thể nào khẳng định rõ rệt được.

 

3. Sự chết của một người thường không phải là một quá trình xảy ra trong tích tắc mà xảy ra qua nhiều giai đoạn. Có thể nói là có nhiều mức độ chết khác nhau. Cũng có thể nói là sự chết có tính chất từng phần. Đó là tùy bộ phận nào trong cơ thể đã ngưng hoạt động rồi, và đã ngưng hoạt động vĩnh viễn không còn cách gì cứu chữa hay chưa. Nói cách khác, khi một người được bác sĩ xác định là đã chết thì không hẳn tất cả bộ phận trong cơ thể họ đã ngừng hoạt động hoàn toàn và vĩnh viễn. Có khi có những bộ phận nếu được hỗ trợ bởi dụng cụ y khoa vẫn có thể hồi phục hoàn toàn và tiếp tục làm việc lâu dài.

 

4. Sự chết của một người thường không hẵn là một hiện tượng tuyệt đối mà chỉ là một liên hệ tương đối giữa người nầy và một, hay nhiều, người khác. Tất cả do đó đều tùy vào trình độ kiến thức và kỹ thuật y học cũng như tiêu chuẩn và định nghĩa khác nhau được dùng để xác định sự chết. Nói cách khác, một người nằm hôn mê hoàn toàn trong bệnh viện vẫn có thể được máy móc giữ cho “sống” ở tình trạng đó mãi mãi cho đến khi bác sĩ hay gia đình quyết định rằng họ đã trở thành tương đương với “chết” và tắt máy đi.Nói cách khác, một người có thể được một bác sĩ tại một bệnh viện ở một quốc gia cho là đã chết trong khi một bác sĩ khác tại một bệnh viện khác ở một quốc gia khác cho là vẫn còn sống. Sự chết của một người do đó là một sự kiện tương đối và tùy thuộc vào sự phán xét của người khác.

 

5.Sự mơ hồ của biên giới giữa sự sống và sự chết cũng có thể nhìn thấy được ở môi trường vi mô. Vi trùng, vi khuẩn, v.v. là những dạng sinh vật cơ bản nhất. Có thể nói là chúng nằm ở đầu cầu nối liền giữa các vật thể có sự sống và các vật thể không có sự sống. Khi nhìn sâu hơn nữa, ở cấp bậc phân tử và nguyên tử, thì hai dạng vật thể “sống” và “không sống”nầy đều có cấu trúc vận hành hoàn toàn giống nhau. Khi quan sát các dạng vật thể ở kích thước nầy, người ta không thể nào phân biệt được sự “không sống” chấm dứt ở đâu và sự “sống” bắt đầu ở đâu.

 

6. Cấu trúc phân tử của các vật thể có sự sống được xếp đặt và vận hành một cách khác biệt so với những vật thể không có sự sống. Cấu trúc và cách vận hành của các vật thể có sự sống tuân theo những trình tự, những thiết kế đã có sẵn và có khả năng thu nhận năng lượng từ bên ngoài để duy trì một mức độ trật tự cần thiết để chúng có thể tiếp tục tồn tại và vận hành như một sinh vật. Những vật thể không có sự sống, hay những vật thể đã chết, không có các tính chất trên.

 

7.Vi trùng cũng như hầu hết vi khuẩn và vi sinh vật đơn tế bào đều sinh sản bằng cách tự phân trực tiếp. Mỗi cá thể mẹ có thể tự tách ra thành hai hay nhiều cá thể con gái khác với cấu trúc và chất liệu hoàn toàn giống hệt như mẹ. Trong một môi trường sống lý tưởng, chúng có thể tiếp tục tự tái tạo cách nầy và sống vĩnh viễn.Nói cách khác, với cách sinh sản nầy, mỗi cá thể của chúng trở thành bất tử.

 

8. Một số vi khuẩn và vi sinh vật cũng có thể trao đổi các chất liệu di truyềngiữa những cá thể dạng “đực” và dạng “cái” trong quá trình sinh sản của chúng. Đây là bước đầu tiên trong lịch sử tiến hóa của chủng loại khi sinh vật bắt đầu đi theo con đường sinh sản qua tình dục. Phương pháp sinh sản nầy tạo ra những cá thể có các đặc tính và chất liệu di truyền khác biệt với cha lẫn mẹ chúng. Đây là một lợi điểm lớn trong sự sinh tồn và bành trướng của chủng loại. Tuy nhiên phương pháp sinh sản nầy cũng không cho phép mỗi cá thể tự tái tạo và sống vĩnh viễn, chúng trở thành già cỗi đi và chết. Nói cách khác, sinh vật đã trả giá cho khả năng tình dục bằng sự chết.

 

9. Tế bào trong cơ thể mọi sinh vật cũng là một dạng cá thể cơ bản sinh sản bằng phương pháp tự phân tương tự như vi khuẩn. Trong mỗi tế bào đều có chứa đầy đủ mọi chất liệu di truyền cần thiết để tái tạo và xây dựng thành tất cả các bộ phận trong cơ thể của sinh vật đó. Tuy vậymỗi tế bào đều được tự kiểm soát và điều khiển bởi những chuỗi mã di truyền để có các nhiệm vụ và cách vận hành khác nhau.

 

10.Khi xét về một sinh vật đa tế bào thì quan niệm về cá thể và định nghĩa của sự chết trở thành rất phức tạp. Mỗi tế bào trong cơ thể một sinh vật đều là một cá thể có những vận hành và sinh hoạt riêng của nó. Đồng thời, tuy là một cá thể độc lập về lãnh vực sống chết, mỗi tế bào cũng là một thành phần cơ bản của cấu trúc, thân thể và sự hiện hữu của một con vật. Nói cách khác, có một quan hệ vừa tuyệt đối cách biệt vừa cực kỳ mật thiết giữa mỗi tế bào trong cơ thể một cá nhân và chính cá nhân đó. Sự chết có thể xảy ra riêng rẽ đến một tế bào mà không hề ảnh hưởng đến cá nhân đó, và ngược lại.

 

11. Tất cả những vấn đề mơ hồ, phức tạp, tương đối về sự sống chết giữa con người và tế bào cũng xảy ra ở kích thước của tế bào và các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên chúng. Những nguyên tử, phân tử cấu tạo thành một tế bào có thể bị hủy hoại vì lý do gì đó nhưng không hề ảnh hưởng đến tế bào trên, và ngược lại.

 

12. Chúng ta có thể thấy một sự liên hệ rộng lớn và mật thiết giữa tất cả cá thể trong vũ trụ. Trong thiên nhiên, vì mọi sinh vật đều tiêu thụ các sinh vật khác để thu lấy năng lượng cần thiết cho sự sống của mình nên các nguyên tử, phân tử cấu tạo thành những chất liệu có sự sống được luân chuyển trong vô số chu kỳ không ngừng nghỉ từ sinh vật nầy sang sinh vật khác. Nói cách khác, khi một sinh vật được cho là chết thì một số các tế bào cấu tạo nên cơ thể sinh vật đó có thể vẫn còn mang sự sống. Ngay khi các tế bào nầy bị hư hủy đi thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên chúng vẫn còn hiện hữu và luân hành từ sinh vật nầy sang sinh vật khác.

 

13. Sự chết do đó chỉ có thể định nghĩa bằng một thước đo có nhiều mức độ khác nhau. Sự chết trở thành bất khả chẩn định. Sự chết và sự sống dường như hiện diện lẫn lộn với nhau một cách không thể phân biệt được. Lãnh thổ của sự sống được càng lúc càng mở rộng thêm ra và khoa học kỹ thuật đã cho phép nhiềutrường hợp chết (hay hầu như tất cả)đều có thể cứu vãn được, ít nhất là trên lý thuyết. Nói cách khác, biên giới giữa sự sống và sự chết do đó tùy thuộc vào kiến thức và quan điểm của một người, đó là chưa kể đến phong tục, tập quán và tín ngưỡng của người đó.

 

14. Sự chết và sự sống luôn luôn hiện hữu cùng lúc và liên tục trong mọi cơ thể động vật. Trong người chúng ta hàng ngày, hàng giờ, hàng phút có hàng trăm triệu tế bào chết đi và hàng trăm triệu khác sinh ra. Ngoài ra, sự chết cũng rất cần thiết cho sự sống cho sinh vật. Có nhiều trường hợp một phần của cơ thể phải chết đi để được đổi mới và tăng trưởng. Trong nhiều trường hợp khác sự chết cần thiết để bảo tồn sự cân bằng trong môi trường sống. Đó là phương cách vận hành và tiến triển của sự sống.Do đó, một người khi hiểu được điều nầy sẽ có thể giảm bớt sự sợ hãi vàkhuynh hướng né tránh việc suy ngẫm bàn luận về vấn đề chết của họ. Có một câu nói cho rằng “nếu một người chưa hiểu biết về sự chết, họ chưa hiểu biết về sự sống”.

 

 

        Da Màu: http://damau.org/archives/37750

        Da Màu: http://damau.org/archives/37834

 

 

 

 

bottom of page