top of page

 ẢO VỌNG và GÔNG CÙM CÙM

Tòng Phạm

Omar El-Hussein, 22 tuổi, ở Copenhagen tuần trước đã nổ súng vào một buổi diễn thuyết về tự do ngôn luận giết chết một người tham dự trước khi tẩu thoát khỏi phạm trường. Sáng hôm sau hắn ta lại bắn chết thêm một người Do Thái đang gát cửa ở đền thờ Do Thái gần đó. Năm cảnh sát cũng bị thương tích trong 2 vụ khủng bố nầy. May mắn thay cho mọi người, cùng ngày ấy hắn bị cảnh sát tìm ra và bắn chết. Đám tang của hắn diễn ra ngày thứ Sáu vừa qua, 20 tháng Hai tại nghĩa trang Hồi Giáo ở Broendby.

 

Có khoảng 500 người đến dự tang lễ của hắn. Đây là một điều khá ngạc nhiên. Không mấy ai dự đoán số người tham dự tang lễ của một tên khủng bố lại đông đảo như vậy.

 

Phần lớn người đến dự đám tang là những thanh niên trẻ tuổi đến từ các vùng lân cận. Họ mặc áo khoát màu đen và nón khoát trùm đầu, có lẽ là vì trời lạnh. Một số tuy nhiên có vẻ che khăn kín vì không muốn để lộ mặt của họ.

 

Khi báo Daily Mail phỏng vấn người đứng ra tổ chức tang lễ, ông ta bác bỏ câu hỏi có phải những người tham dự nầy đến đây để bày tỏ lòng thương tiếc Omar El-Hussein hay không. Ông nói “Họ đến đây không phải là vì anh ấy. Họ đến đây chỉ để chia buồn với gia đình của anh ấy.”

 

Tuy nhiên, một điều đáng ghi nhận là các thanh niên tham dự đám tang nầy lần lượt từng nhóm đứng trước ngôi mộ đất không mộ bia vừa mới lấp của Omar El-Hussein để chụp ảnh. Và họ chụp ảnh với tư thế đưa một ngón tay trỏ chỉ lên trời.

 

Đây là một điều đáng lo ngại.

 

Dấu hiệu một ngón tay trỏ chỉ lên trời thường được nhiều người dùng để sức mạnh và sự chiến thắng. Tuy nhiên đối với  các thành viên của bọn cuồng tín ISIS (hay “Islam State of Iraq and Syria” - “Quốc Địa của Hồi Giáo tại Iraq và Syria”) thì dấu hiệu nầy có một ý nghĩa đáng sợ hơn nhiều. Nó được dùng để biểu tượng chủ trương và mục tiêu trong cuộc “thánh chiến” của chúng.

 

Nathaniel Zelinsky, một bình luận gia của Foreign Affairs giải thích rằng một ngón tay trỏ chỉ lên trời là dấu hiệu diễn tả niềm tin vào một thượng đế duy nhất, và đây là yếu tố cốt yếu của Hồi Giáo. Nói đúng hơn, dấu hiệu nầy của bọn cuồng tín ISIS diễn tả cái nhìn của chúng về niềm tin trên. Nó biểu tượng cho sự bác bỏ và tiêu diệt bất cứ niềm tin nào khác, kể luôn cả các cách diễn giải tư tưởng Hồi Giáo khác với cách diễn giải của chúng. Dấu hiệu nầy được ISIS dùng để khẳng định chủ trương và quyết tâm tiêu diệt thế giới Tây Phương và tất cả ai không thần phục chúng. Đây là một dấu hiệu của những kẻ tin rằng chúng sẽ thôn tính toàn thế giới.

 

Trong tang lễ trên, cảnh sát có mặt để đề phòng bất trắc tuy nhiên họ chỉ đứng quan sát từ xa. Cộng đồng Hồi Giáo ở Đan Mạch cũng như nhà cầm quyền đều kêu gọi tất cả hãy giữ thái độ ôn hòa và tôn trọng thích nghi cho một tang lễ.

 

Tuy nhiên hình như rất nhiều người không nhìn thấy hay muốn nhìn nhận một sự kiện rất rõ ràng. Đó là 500 người đến dự tang lễ nầy không phải là để tiễn đưa gã khủng bố hay chia buồn với gia đình anh ta; lý do là vì phần đông họ không hề quen biết hắn. Họ đến tham dự đám tang nầy là để tỏ sự ủng hộ và đồng tình về hành động và sự “hy sinh vì đạo” của anh ta.

 

Chính quyền Đan Mạch có lẽ vì muốn trấn an dư luận nên cho đến nay vẫn cho rằng vụ khủng bố nầy là việc làm của một cá nhân riêng rẽ. Báo chí dùng từ “con sói đơn độc”. Vấn đề là phải cần có bao nhiêu vụ tấn công bởi các con sói đơn độc như vầy nữa thì họ mới nhận thức rằng có một bầy sói dữ đang chực chờ để gây thêm máu đổ ngay bên trong lòng xã hội chúng ta? Đám tang trên cho thấy một sự phô trương lực lượng của các tên cuồng tín Hồi Giáo trong vùng. Nếu những tên chưa từng quen biết nhau thì đây là cơ hội để chúng gặp nhau. Nếu những tên chưa nhận thức có bao nhiêu kẻ khác mang cùng tư tưởng quá khích như chúng thì đám tang nầy xác định rõ cho chúng điều trên. Bầy sói đang réo gọi và hội tụ nhau.

 

Điều rõ rệt nhất đám tang nầy xác định là có rất nhiều phần tử quá khích tương tự trong tại một quốc gia nhỏ bé như Đan Mạch. Sự kiện nầy cho thấy Âu Châu đã và đang bị tràn ngập bởi những tên mang mầm mống khủng bố. Một phần lớn chúng đã trà trộn và đội lốt người tị nạn, thí dụ như trong làn sóng hàng ngàn người hiện nay đang vượt biên giới trên ghe thuyền từ Libya vào Ý.

 

Phần lớn người Hồi Giáo di dân sang các nước Tây Phương chỉ muốn sống một cuộc đời an lành, làm ăn xây dựng gia đình của họ. Tuy nhiên cũng có không ít những kẻ lợi dụng chương trình định cư xâm nhập vào xã hội Tây Phương để chiêu dụ người ủng hộ và thực hành cuộc thánh chiến của chúng.

 

Một số cộng đồng Hồi Giáo ở Đan Mạch và ở Âu Châu đã lên tiếng kết án hành động khủng bố nầy. Tuy nhiên, đại diện của một số cộng đồng Hồi Giáo khác lại rất e dè trong lời phát biểu của họ. Họ chỉ “thành thật chia buồn về cái chết của các nạn nhân” và nhận xét rằng “việc khủng bố nầy có hại cho tất cả mọi cộng đồng Hồi Giáo Âu Châu”. Họ không hề có một lời khẳng định sự bất mãn của họ về hành động nầy. Điều nầy cho thấy sự đồng tình ít nhiều với hành động khủng bố trên và việc họ lên tiếng về vụ nầy chỉ là vì họ bắt buột phải phát biểu một vài lời gì đó cho có mà thôi.

 

Phần lớn người Việt sống ở các nước Âu Châu, Mỹ, Úc hiện nay vẫn mang ý tưởng rằng họ là “người ngoại cuộc”. Họ có vẻ quên rằng cái xã hội Tây Phương mà bọn cuồng tín Hồi Giáo muốn tiêu diệt chính là quê hương thứ hai của họ. Dù muốn dù không họ phải có trách nhiệm trong việc bảo vệ nó.

 

Xin đừng nghĩ rằng đây chỉ là hành động của một cá nhân nên không đáng lo ngại. Những gì vừa xảy ra ở Đan Mạch chỉ là một trong nhiều thí dụ. Hãy nhìn vào những cuộc biểu tình ủng hộ ISIS hoặc những lời phát biểu công khai bởi đại diện nhiều cộng đồng Hồi Giáo trên nhiều quốc gia Âu Châu lẫn Mỹ và Úc trong những năm gần đầy. Từ đó chúng ta có thể suy đoán được số lượng to lớn của những kẻ quá khích mang tư tưởng cực đoan đang sinh sống trong cộng đồng Hồi Giáo chung quanh chúng ta.

 

Nếu hôm nay chúng ta chỉ thấy hành động của một tên khủng bố thì chúng ta cũng cần hiểu rằng có hàng mấy trăm lần những tên khác với tiềm năng và ý tưởng khủng bố tương tự đang chờ đợi dịp của chúng. Ngày nay, các cơ quan an ninh của các nước Âu Châu, Mỹ, Úc không còn lo nghĩ về việc phải phản ứng ra sao “nếu” một vụ khủng bố xảy ra. Họ đang dự phòng cho “khi nào”, “nơi nào” và “dưới phương thức nào” nó SẼ xảy ra.

 

Đây là hành động cực đoan xuất phát từ quan điểm cuồng tín dựa trên những lời răn dạy được xem là thiêng liêng từ một thượng đế tối thượng. Những kẻ núp bóng dưới danh nghĩa tín ngưỡng nầy sẽ không ngần ngại nhuộm đỏ thế giới tự do của chúng ta bằng máu. Không có sự tàn ác nào kinh khủng bằng sự tàn ác được hỗ trợ dưới danh nghĩa của tôn giáo. Những kẻ thi hành các tội ác nầy không e dè gì cả vì chúng cảm thấy thượng đế đang đứng cùng phía với chúng.

 

 

BáoTổQuốc:  http://baotoquoc.com/2015/02/23/tong-pham/

 

 

Tôn Giáo

 

Phật Giáo

Thiên Chúa Giáo

Hồi Giáo

bottom of page